THIẾT KẾ TRƯỜNG HỌC

Với thực trạng cơ sở vật chất trường lớp các cấp phát triển như hiện nay, nhu cầu về xây dựng, cải tạo, quy hoạch thiết kế đang gia tăng đáng kể. Một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình thực hiện mục tiêu nhằm đảm bảo chuẩn cơ sở vật chất và môi trường học tập cho thế hệ tương lai của đất nước theo Đề án quốc gia “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”, chính là việc soát xét, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn trong thiết kế công trình trường học – thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn chỉnh là những căn cứ pháp lý hàng đầu.

Tổng quan về hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế trong lĩnh vực công trình trường học

Hiện nay, ngoài bộ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, trong đó các công trình trường học được nêu chung ở phần các công trình dân dụng (tập 2, năm 1997), tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về thiết kế các công trình giáo dục bao gồm những tiêu chuẩn (hiện hành) sau: TCVN 3907:2011 “Trường mầm non – Yêu cầu thiết kế”, TCVN 8793:2011 “Trường tiểu học – Yêu cầu thiết kế”, TCVN 8794:2011 “Trường trung học – Yêu cầu thiết kế”, TCVN 3981:1985 “Trường đại học – Tiêu chuẩn thiết kế”, TCVN 4602:2012 “Trường trung cấp chuyên nghiệp – Tiêu chuẩn thiết kế”, TCVN 9210:2012 “Trường dạy nghề – Tiêu chuẩn thiết kế”. (Ngoài ra, còn có TCVN 5719:1993 “Phòng học trường phổ thông cơ sở – Yêu cầu vệ sinh học đường”, được coi như một phần yêu cầu riêng đối với phòng học).

Như vậy, so với các cấp học và cơ sở giáo dục tương ứng được quy định trong Luật Giáo dục 2005 (số 38/2005/QH 11) thì hệ thống văn bản tiêu chuẩn thiết kế về cơ bản là đáp ứng được. Hiện chỉ còn thiếu tiêu chuẩn thiết kế đối với những mô hình trường ít phổ biến hơn như: Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, các loại trường chuyên biệt khác (phổ thông dân tộc nội trú, bán trú; trường phổ thông chuyên; trường năng khiếu nghệ thuật, thể thao; trường dành cho người khuyết tật).

Nhìn chung, về cấu trúc nội dung và hàm lượng, các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành đều đã thể hiện được những nội dung cơ bản, cần thiết khi thiết kế từng loại hình trường. Đó là những phần về quy định chung; yêu cầu về khu đất xây dựng và tổng mặt bằng; nội dung công trình và yêu cầu, giải pháp thiết kế kiến trúc; yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật; yêu cầu về công tác hoàn thiện.Theo đó, ở phần “nội dung công trình và yêu cầu giải pháp thiết kế kiến trúc” về cơ bản, bao quát được hầu hết các hạng mục, công trình đặc thù của từng loại hình trường cũng như sự khác biệt về dây chuyền công năng của mô hình trường học đó. Các tiêu chuẩn hiện hành (ngoại trừ TCVN 3981:1985) hầu hết đều được biên soạn lại và ban hành sau khi Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực. Do đó, phần biên soạn đã cập nhật được các quy định mới theo Luật, thống nhất để có thể áp dụng.

Tuy nhiên, các tiêu chuẩn hiện hành chủ yếu là các tiêu chuẩn sửa đổi, thay thế sau khi soát xét đối với các tiêu chuẩn trước đó. Việc biên soạn Tiêu chuẩn (TCVN 3981:1985 “Trường đại học – Tiêu chuẩn thiết kế”, có niên hạn biên soạn quá lâu vẫn chưa thể tiến hành soát xét, thay thế. Cũng ở đây, mức độ sửa đổi cũng chưa thật thống nhất như đã thể hiện ở từ ngay tên gọi (Không có sự khác biệt giữa “Yêu cầu thiết kế” và “Tiêu chuẩn thiết kế”). Đây chính là sự hạn chế về mức độ cập nhật cũng như tính thời sự thường gặp phải trong thực tiễn áp dụng Tiêu chuẩn thiết kế.

 

Leave Comments

094 224 1133
094 224 1133